Khung giờ ngủ chuẩn theo từng độ tuổi để trẻ cao lớn, phát triển não bộ vượt trội
Mẹ tham khảo khung giờ ngủ chuẩn của bé theo độ tuổi để giúp con ngủ đủ giấc nhé.
Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bé ngủ, cơ thể sẽ được thư giãn và nghỉ ngơi. Bé ngủ đủ giấc sẽ cao lớn, tăng cường miễn dịch và pнát triển trí não vượt trội và tăng cường trí nhớ. Bố mẹ cần nắm rõ thời gian ngủ của con trong ngày, từ đó biết bé đã ngủ đủ giấc hay chưa nhằm điều chỉnh cho con và giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.
Dưới đây là khung giờ ngủ chuẩn của trẻ theo từng độ tuổi mà mẹ có thể tham khảo để giúp con ngủ đủ giấc.
1. Bé sơ sinh
Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều. Hầu như thời gian của bé chỉ dành để ăn và ngủ, dường như trẻ chỉ thức dậy lúc muốn ăn và khi ướt tã. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 16-18 giờ mỗi ngày bao gồm cả giờ ngủ ban ngày và ban đêm với khoảng 8-9 giờ mỗi đêm và 7-9 giờ ban ngày được chia thành từ 3-5 giấc ngủ ngắn. Cũng có trẻ ngủ ít hơn, khoảng 12-14 giờ mỗi ngày. Nếu thấy bé thường xuyên trằn trọc khó ngủ, ngủ ít hơn 10 giờ mỗi ngày, mẹ hãy cho con đến gặp bác sĩ.
2. Trẻ 3 tháng tuổi
3 tháng tuổi, trẻ đã bắт đầu cứng cáp hơn. Con cũng đã có thể nhận biết thế giới xung quanh. Lúc này, giấc ngủ của con cũng có nhiều thay đổi. Trẻ sẽ ngủ nhiều hơn vào ban đêm và ngủ ít hơn vào ban ngày. Ngoài những lúc ăn và ngủ, trẻ còn thức dậy chơi đùa. Ở giai đoạn này, trẻ ngủ từ 14-16 tiếng mỗi ngày cả ban đêm và ban ngày với 9-10 tiếng ban đêm và 4-5 tiếng ban ngày chia thành 3 giấc ngủ ngắn. Nếu mẹ muốn tập cho con ngủ theo thời gian của gia đình, đây là thời gian thích hợp.
3. Trẻ 4-6 tháng tuổi
Giai đoạn 4-6 tháng tuổi, trẻ đã lớn hơn một chút, lúc này con không chỉ ăn, ngủ, chơi đùa mà còn học hỏi nhiều điều về thế giới. Sau thời gian dài được mẹ huấn luyện thì con cũng đã biết phân biệt ngày đêm. Lúc này, mẹ nên cho trẻ ngủ từ 14-15 giờ mỗi ngày cả ban ngày và ban đêm, trong đó gồm 10 tiếng vào ban đêm và 4-5 tiếng ban ngày với 2-3 giấc ngủ ngắn. Mẹ nên rèn cho bé thói quen ngủ đúng giờ giấc và tạo điều kiện để con có cơ hội tiếp xúc với môi trường, thế giới bên ngoài nhiều hơn.
4. Trẻ 6-9 tháng tuổi
Giai đoạn trẻ từ 6-9 tháng tuổi, trẻ đã biết lẫy biết bò, có trẻ biết đứng, lúc này trẻ rất cần những giấc ngủ ngon và sâu để thư giãn và lấy lại năng lượng. Thời gian cần cho trẻ ngủ ở giai đoạn này là 14 tiếng trong đó trẻ sẽ ngủ 10-12 tiếng vào ban đêm và 2-3 tiếng vào ban ngày với 2 giấc ngủ ngắn. Trẻ có thể thức giấc vào giữa đêm nhưng sau đó bé tự ngủ lại. Cũng có bé cần mẹ ru để tiếp tục giấc ngủ.
5. Bé 9-12 tháng tuổi
Giai đoạn 9-12 tháng tuổi, trẻ cần ngủ 14 giờ mỗi ngảy với 10-12 giờ vào buổi tối và 2-3 giờ vào ban ngày chia thành 2 giấc ngủ ngắn. Lúc này, ngoài giờ ăn, giờ chơi, trẻ còn có các hoạt động khác. Vào ban ngày, mẹ không nên ép trẻ ngủ quá nhiều mà cần cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh để con học hỏi nhiều điều.
6. Bé 1 tuổi trở lên
Với bé từ 1 tuổi, mẹ vẫn cần cho con ngủ khoảng 14-15 giờ mỗi ngày. Khi bé lớn hơn, con từ 2-3 tuổi, thời gian ngủ của bé sẽ giảm dần, chỉ còn khoảng 12-13 giờ. Sau đó, thời gian ngủ của trẻ sẽ giảm còn 12 giờ mỗi ngày khi con bước vào giai đoạn từ 3-5 tuổi.
Ngoài việc tham khảo và thực hiện theo khung giờ ngủ chuẩn của bé, để trẻ ngủ đủ, ngủ ngon và sâu giấc, bố mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây.
- Cho trẻ đi ngủ sớm vào buổi tối vào một giờ cố định.
- Không bật đèn sáng trong phòng bé mà nên dùng đèn có ánh sáng mờ.
- Có thể hát ru cho bé hoặc cho trẻ nghe nhạc không lời dịu nhẹ.
- Phòng ngủ của trẻ cần thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh.
- Không chơi đùa với bé trước khi ngủ 2-3 giờ vì trẻ sẽ hào hứng phấn khích và khó ngủ.
- Không cho trẻ ăn quá no và uống nhiều nước trước giờ đi ngủ.
- Có thể đọc sách, kể chuyện cho bé và để con từ từ chìm vào giấc ngủ.
-
7 tháng trướcGần đến tuổi trung niên, nhiều người thường hoang mang, lo lắng trước những thay đổi về kinh tế và cuộc sống. Trên cả những lo lắng về tiền bạc, 3 điều sau đây mới là thất bại đáng sợ nhất.
-
7 tháng trướcCó một thực tế không thể phủ nhận là cha mẹ thường rất hay quát mắng con khi con mắc lỗi, tuy nhiên đây không bao giờ là cách dạy con hiệu quả.
-
7 tháng trướcKhông phải mẹ cứ chăm chỉ mỗi ngày, đánh đổi bản ᴛhân để chu toàn cho gia đình là có quyền ép con phải sống dưới áp lực “tình ᴛhươnɢ” của mẹ.
-
7 tháng trướcLời ăn tiếng nói của người mẹ có thể ảnh hưởng đến nhân phẩm, cuộc đời cũng như tính cách của con trẻ, thể hiện trí huệ và cốt cách làm người.
-
7 tháng trướcÔng bà hay bố mẹ đều yêu thương con trẻ, nhưng đôi khi ông bà yêu cháu sai cách, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách và sự phát triển của trẻ.
-
7 tháng trướcLễ nghi trên bàn ăn có liên quan mật thiết với việc giáo dục của gia đình mà một người được dạy dỗ từ khi còn bé.
-
7 tháng trướcSau 12 năm đèn sáᴄh vất vả, thấy con cái thành công bước vào cánh cửa Đại học, cha mẹ nào cũng vui mừng khôn xiết, nhưng bao nỗi lo tᴏan cũng từ đó hiện ra, nhất là với những gia đình nghèo, phải chạy ăn từng bữa.
-
7 tháng trướcCon nhà giàu thường phóng tầm mắt ra xa hơn thực tại, không vì lợi nhuận nhỏ trước mắt mà bỏ qua ích lợi lâu dài.
-
7 tháng trướcĐôi khi những sự áp đặt và can thiệp quá sâu khiến một đứa trẻ không thể nào lớn lên được thực sự, bên cạnh đó chúng còn không học được cách tôn trọng chính mình.
-
7 tháng trướcBạn có thể muốn bảo vệ con mình khỏi mọi nguy hiểm và khó khăn, nhưng thực tế đây là điều không thể. Để con có thể độc lập và thành công, điều quan trọng là cha mẹ cần giúp con phát triển tất cả các kỹ năng cần thiết để đối mặt với những thử thách mà cuộc sống đặt ra.
Tin tức mới nhất
-
7 ngày trước
-
1 tuần trước