9 biện Pнáp hiệu quả giúp mẹ kiềm chế cảm xúc: Nuôi dạy con không пổi giận mới là cha mẹ giỏi
Nuôi dạy con không phải bằng cảm xúc nhất thời.
Việc trẻ phạm lỗi và làm bố mẹ tức giận là điều không thể tránh khỏi, trong những tình huống đó để tình hình bớt căng thẳng và dạy dỗ trẻ đúng cách thì bố mẹ nên kiềm chế cảm xúc, kiên nhẫn với con hơn thay vì cố gắng tranh luận hay quát mắng trẻ.
Nếu bố mẹ có xu hướng mất bình tĩnh, không thể khống chế được cảm xúc hay trách phạt trẻ bằng những lời lẽ thậm tệ sẽ khiến trẻ có thể học theo những tật xấu đó, hoặc có thái độ tiêu cực trước các tình huống tương tự. Ngược lại, nếu bố mẹ dịu dàng và sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng với con, điều này sẽ mang lại cảm giác an toàn và yên tâm cho con.
Dưới đây là những cách đơn giản giúp bố mẹ bình tĩnh và kiên nhẫn hơn khi trẻ phạm lỗi, mẹ có thể thử áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Dành thời gian để nghỉ ngơi
Chăm sóc con cái là một công việc hết sức mệt mỏi và tiêu tốn nhiều năng lượng, vậy nên nếu trẻ vô tình phạm một lỗi nhỏ bố mẹ cũng có thể trở nên cáu kỉnh và giận giữ bất cứ lúc nào. Do đó, để hạn chế những xung đột xảy ra, điều mẹ cần làm là hãy nạp đủ năng lượng tích cực cho chính mình, dành thời gian nghỉ ngơi khi cảm thấy buồn bã hay mệt mỏi.
Tạm dừng cuộc tranh luận với con
Khi mẹ cảm thấy tình hình trở nên khó khăn, hãy dừng lại cuộc tranh luận với con thay vì cố gắng tìm hiểu xem con đã phạm vào những lỗi gì. Việc tạm dừng cuộc tranh luận giúp mẹ có thêm thời gian để điều tiết cảm xúc của chính mình, xem xét tình huống ở nhiều khía cạnh trước khi đưa ra quyết định trách phạt trẻ.
Hít thở chậm và sâu
Bài tập hít thở luôn mang lại nhiều lợi ích trong những tình huống xấu, đôi khi mẹ chỉ cần hít thở nhẹ nhàng cũng có thể giúp tâm trạng bình tĩnh lại và hạ huyết áp, thay vì vướng vào một cuộc tranh cãi qua lại nghẹt thở với con.
Đôi khi trẻ không nghe lời và làm một số việc khiến bố mẹ tức giận.
Làm điều gì đó tích cực để an ủi bản thân
Khi mẹ cảm thấy không thể giữ được bình tĩnh và sắp nổ ra một cuộc tranh cãi lớn với con, lặp lại những cụm từ xoa dịu có thể giúp mẹ "giải nhiệt" và xua tan cơn nóng giận. Hãy tự nói với bản thân “Tôi có thể làm được việc này” hoặc “Mọi việc sẽ trôi qua thôi”, điều đó có thể giúp mẹ bình tĩnh hoặc cảm thấy tốt hơn.
Nhận thức được cảm xúc của chính mình
Nhiều chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên lưu tâm đến cảm xúc của chính mình, và biết chính xác những điều mình sẽ làm khi trẻ phạm lỗi.
Thông thường khi tức giận bố mẹ sẽ có những biểu hiện cơ bản như tim đập nhanh, mặt đỏ bừng, cơ thể cảm thấy nóng. Vậy nên, việc bố mẹ xác định được cảm xúc và suy nghĩ nảy sinh khi tức giận sẽ giúp bố mẹ kiểm soát được cơn giận giữ tốt hơn.
Đặt câu hỏi vì sao mình tức giận
Trong khi bố mẹ tức giận, phần lớn những cảm xúc tiêu cực sẽ nảy sinh, nếu bố mẹ dừng lại một chút và tự đặt những câu hỏi như "Vì sao mình lại tức giận" hay "Mình tức giận để được gì", việc bố mẹ nhận thức được những điều mình đang làm cũng tác động rất lớn giúp cơn giận hạ nhiệt, tạo động lực và điều kiện tốt hàn gắn mối quan hệ giữa con và bố mẹ.
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ làm điều đó
Khi bố mẹ tức giận, có thể khó nhìn mọi thứ từ góc độ của một đứa trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ hãy cố gắng tìm hiểu vì sao con lại làm điều đó, điều gì dẫn đến sự bộc phát của con, điều này sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về con mình và phản ứng tốt hơn trong những tình huống sắp xảy ra tranh cãi.
Cố gắng mỉm cười với con nhiều hơn
Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng nụ cười giúp giải phóng các hormone như endorphin, là hormone tạo cảm giác dễ chịu. Vậy nên, bố mẹ hãy cố gắng mỉm cười với con nhiều hơn, điều này có thể tạm thời xoay chuyển tình hình và phá vỡ bầu không khí căng thẳng, để bố mẹ có thể hạ hỏa và sắp xếp suy nghĩ của mình.
Đặt ra một số quy tắc trong nhà
Đặt ra một số quy tắc trong nhà là một trong những cách tốt giúp trẻ hạn chế việc phạm lỗi, cũng nhưng giúp đơn giản hóa mọi thứ khi hỗn loạn nổ ra.
Mẹ hãy đặt ra các quy tắc và hình phạt cụ thể nếu trẻ làm sai và khen thưởng khi trẻ làm điều gì đó có ích. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá lạm dụng các hình phạt.
-
7 tháng trướcGần đến tuổi trung niên, nhiều người thường hoang mang, lo lắng trước những thay đổi về kinh tế và cuộc sống. Trên cả những lo lắng về tiền bạc, 3 điều sau đây mới là thất bại đáng sợ nhất.
-
7 tháng trướcCó một thực tế không thể phủ nhận là cha mẹ thường rất hay quát mắng con khi con mắc lỗi, tuy nhiên đây không bao giờ là cách dạy con hiệu quả.
-
7 tháng trướcKhông phải mẹ cứ chăm chỉ mỗi ngày, đánh đổi bản ᴛhân để chu toàn cho gia đình là có quyền ép con phải sống dưới áp lực “tình ᴛhươnɢ” của mẹ.
-
7 tháng trướcLời ăn tiếng nói của người mẹ có thể ảnh hưởng đến nhân phẩm, cuộc đời cũng như tính cách của con trẻ, thể hiện trí huệ và cốt cách làm người.
-
7 tháng trướcÔng bà hay bố mẹ đều yêu thương con trẻ, nhưng đôi khi ông bà yêu cháu sai cách, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách và sự phát triển của trẻ.
-
7 tháng trướcLễ nghi trên bàn ăn có liên quan mật thiết với việc giáo dục của gia đình mà một người được dạy dỗ từ khi còn bé.
-
7 tháng trướcSau 12 năm đèn sáᴄh vất vả, thấy con cái thành công bước vào cánh cửa Đại học, cha mẹ nào cũng vui mừng khôn xiết, nhưng bao nỗi lo tᴏan cũng từ đó hiện ra, nhất là với những gia đình nghèo, phải chạy ăn từng bữa.
-
7 tháng trướcCon nhà giàu thường phóng tầm mắt ra xa hơn thực tại, không vì lợi nhuận nhỏ trước mắt mà bỏ qua ích lợi lâu dài.
-
7 tháng trướcĐôi khi những sự áp đặt và can thiệp quá sâu khiến một đứa trẻ không thể nào lớn lên được thực sự, bên cạnh đó chúng còn không học được cách tôn trọng chính mình.
-
7 tháng trướcBạn có thể muốn bảo vệ con mình khỏi mọi nguy hiểm và khó khăn, nhưng thực tế đây là điều không thể. Để con có thể độc lập và thành công, điều quan trọng là cha mẹ cần giúp con phát triển tất cả các kỹ năng cần thiết để đối mặt với những thử thách mà cuộc sống đặt ra.
Tin tức mới nhất
-
7 ngày trước
-
1 tuần trước