3 “bát canh độc” trong cách giáo dục của cha mẹ bóp méo sự trưởng thành của con trẻ
Những chân lý nuôi dạy con vốn là sai lầm, cha mẹ mờ mắt làm theo chẳng khác gì tẩm độc vào sự khôn lớn của con.
Tất cả chúng ta đều mong tương lai con cái mình thật xuất sắc nên việc nuôi dạy con như thế nào là điều mà bậc làm cha làm mẹ nào cũng rất quan tâm. Tuy nhiên, những lý thuyết nuôi dạy con cái sai lầm nhưng đôi khi lại được coi là chân lý. Nếu chúng được áp dụng vào giáo dục gia đình một cách mù quáng, chúng có thể hủy hoại cuộc đời của một đứa trẻ.
1. “Nuôi thả” là tôn trọng con
Nhiều lời khuyên được đưa ra là nên tôn trọng con, buông tay con để con có thể tự lập, không trói buộc con. Điều này theo nghĩa đúng là cha mẹ cho con được có quyền nói lên ý kiến, tôn trọng ước mơ và cho con phải tự đương đầu với những vấn đề của bản thân.
Tuy nhiên nhiều người hiểu sai về cách giáo dục này, biến thành nuôi thả, hoàn toàn mặc con muốn làm gì thì làm, luôn bao biện cho hành động sai của con, chiều chuộng mọi ý muốn của con, để đứa trẻ lớn lên một cách tự do, tự tại và không có sự răn đe khi cần thiết.
Tôn trọng là không gò bó con nhưng phải đặt ra những quy tắc cho trẻ, để trẻ biết sống có lề phép, để trẻ hiểu rằng tự do của con cũng phải phù hợp theo đạo lý, phép tắc chung của xã hội, chứ không phải muốn làm gì thì làm.
2. Cách nhanh nhất để làm hỏng một đứa trẻ là “giáo dục hạnh phúc”
Năm 2002, chính phủ Nhật Bản bắt đầu thúc đẩy “giáo dục hạnh phúc”. Họ giảm bớt gánh nặng cho trẻ em. Kết quả là họ phải mất hơn 10 năm để chứng minh rằng nền giáo dục này là sai lầm.
Nhiều bậc cha mẹ đã hiểu sai về “giáo dục hạnh phúc”, cho rằng trẻ được làm theo ý mình là bản chất của “giáo dục hạnh phúc”. Bản chất của trẻ cần được giải tỏa. Đừng tạo áp lực quá lớn cho trẻ. Tuổi thơ không có căng thẳng. Chỉ cần trẻ không thích và không vui, chúng ta không thể ép trẻ được.
Những đứa trẻ lớn lên trong “nền giáo dục thoải mái” không có tham vọng, không có cảm giác cạnh tranh và không có sự phối hợp. Năm 2016, Nhật Bản tuyên bố “xóa bỏ giáo dục hạnh phúc” và điều chỉnh lại thành phương pháp “tăng cường giáo dục”.
“Hạnh phúc” trong “giáo dục hạnh phúc” không có nghĩa là để trẻ em chỉ vui chơi suốt ngày, mà có nghĩa là để trẻ em cảm nhận được niềm vui học tập, niềm vui tiếp thu kiến thức và niềm vui của sự thành công.
3. Thành công không quá phụ thuộc vào trình độ học vấn
Với sự tuyên truyền mạnh mẽ về những vị triệu phú, tỷ phú không học đại học, bỏ học sớm khiến một số vị phụ huynh thiển cẩn nghĩ rằng con mình cũng có thể thành công mà không cần phụ thuộc vào trình độ học vấn.
Bắt nguồn từ tư tưởng này của cha mẹ, trẻ em càng xem nhẹ việc học. Thật ra học đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng không học hành tử tế từ nhỏ thì chắc chắn sẽ thua thiệt nhiều thứ. Nhiều trẻ em lại không biết được chuyện này, chúng chỉ nghe đến giám đốc chỉ học đến tiểu học, cấp 2 và nghĩ mình cũng thế.
Trong thời đại phát triển như vũ bão, thời đại trí tuệ nhân tạo, trình độ học vấn là bước đệm đầu tiên dẫn đến thành công. Thời đại dựa vào may mắn và táo ʙạo để đạt được thành công đã qua từ lâu, nền tảng của thành công là sự thật không thể bàn cãi về trình độ học vấn. Nếu con không chịu khó học hành hôm nay, con sẽ nếm trải sự khó khăn của thế giới ngày mai.
Thời đại đang thay đổi và các yêu cầu đối với trẻ em cũng thay đổi. Là cha mẹ, chúng ta cũng phải bắt kịp thời đại, và đừng sử dụng những quan niệm giáo dục lỗi thời sai lầm để giáo dục con cái, điều này sẽ làm trì trệ cuộc sống của con cái chúng ta.
-
7 tháng trướcGần đến tuổi trung niên, nhiều người thường hoang mang, lo lắng trước những thay đổi về kinh tế và cuộc sống. Trên cả những lo lắng về tiền bạc, 3 điều sau đây mới là thất bại đáng sợ nhất.
-
7 tháng trướcCó một thực tế không thể phủ nhận là cha mẹ thường rất hay quát mắng con khi con mắc lỗi, tuy nhiên đây không bao giờ là cách dạy con hiệu quả.
-
7 tháng trướcKhông phải mẹ cứ chăm chỉ mỗi ngày, đánh đổi bản ᴛhân để chu toàn cho gia đình là có quyền ép con phải sống dưới áp lực “tình ᴛhươnɢ” của mẹ.
-
7 tháng trướcLời ăn tiếng nói của người mẹ có thể ảnh hưởng đến nhân phẩm, cuộc đời cũng như tính cách của con trẻ, thể hiện trí huệ và cốt cách làm người.
-
7 tháng trướcÔng bà hay bố mẹ đều yêu thương con trẻ, nhưng đôi khi ông bà yêu cháu sai cách, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách và sự phát triển của trẻ.
-
7 tháng trướcLễ nghi trên bàn ăn có liên quan mật thiết với việc giáo dục của gia đình mà một người được dạy dỗ từ khi còn bé.
-
7 tháng trướcSau 12 năm đèn sáᴄh vất vả, thấy con cái thành công bước vào cánh cửa Đại học, cha mẹ nào cũng vui mừng khôn xiết, nhưng bao nỗi lo tᴏan cũng từ đó hiện ra, nhất là với những gia đình nghèo, phải chạy ăn từng bữa.
-
7 tháng trướcCon nhà giàu thường phóng tầm mắt ra xa hơn thực tại, không vì lợi nhuận nhỏ trước mắt mà bỏ qua ích lợi lâu dài.
-
7 tháng trướcĐôi khi những sự áp đặt và can thiệp quá sâu khiến một đứa trẻ không thể nào lớn lên được thực sự, bên cạnh đó chúng còn không học được cách tôn trọng chính mình.
-
7 tháng trướcBạn có thể muốn bảo vệ con mình khỏi mọi nguy hiểm và khó khăn, nhưng thực tế đây là điều không thể. Để con có thể độc lập và thành công, điều quan trọng là cha mẹ cần giúp con phát triển tất cả các kỹ năng cần thiết để đối mặt với những thử thách mà cuộc sống đặt ra.
Tin tức mới nhất
-
7 ngày trước
-
1 tuần trước